Kết quả tìm kiếm cho "chúc Tết Dolta"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 65
Với những chính sách đúng đắn và nỗ lực không ngừng, An Giang đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác dân tộc thời gian qua. Qua trao đổi với Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Nguyễn Phú, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về những nỗ lực của tỉnh trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng dân tộc thiểu số đoàn kết, thịnh vượng.
Sáng 12/9, Chủ tịch UBND huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) Nguyễn Văn Bé Tám đã làm việc với các ngành và địa phương triển khai các hoạt động chào mừng Lễ Sene Dolta của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer năm 2024 và kế hoạch tổ chức Giải Marathon huyện Tri Tôn năm 2025.
Cùng với việc đầu tư phát triển các môn thể thao hiện đại, ngành thể thao tỉnh còn quan tâm giữ gìn các môn thể thao truyền thống, dân tộc. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Giai đoạn 2024 - 2029, TX. Tịnh Biên sẽ tích cực huy động mọi nguồn lực chăm lo phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Tiếp tục xây dựng, phát huy khối đoàn kết dân tộc, xây dựng quê hương Tịnh Biên ngày càng giàu đẹp.
Năm nay, Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer diễn ra từ ngày 13 - 16/4. Dịp này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh An Giang cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều đoàn đến thăm, chúc Tết, chia sẻ niềm vui với đồng bào tại 66 chùa Nam tông Khmer trong toàn tỉnh; tặng quà, động viên bà con Khmer nghèo, hoàn cảnh khó khăn; quan tâm nâng cao đời sống để đồng bào đón Tết cổ truyền vui tươi, đầm ấm, hạnh phúc.
Kho tàng văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer rất phong phú, đặc sắc, được gìn giữ đến ngày nay một phần nhờ cộng đồng và những cá nhân tâm huyết. Các ngày hội lớn, lễ cúng, cưới hỏi… là không gian để các giá trị bản sắc được duy trì và lan tỏa.
Mục tiêu của huyện miền núi Tri Tôn (tỉnh An Giang), không chỉ nỗ lực thoát khỏi danh sách huyện nghèo cả nước mà còn xây dựng thành điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách, nhà đầu tư. Tri Tôn đang khoác lên mình bộ áo mới, đầu tư hệ thống giao thông từ đô thị đến các tuyến đường huyết mạch, tạo điều kiện kết nối các điểm đến du lịch (DL), hỗ trợ doanh nghiệp (DN) triển khai các dự án đầu tư.
Những năm qua, các môn thể thao truyền thống, dân tộc được tỉnh và các địa phương quan tâm duy trì, bảo tồn và phát triển. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng vững chắc khối đoàn kết các dân tộc trong tỉnh.
Xã Trường Tây, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh là nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, đời sống văn hóa tinh thần phong phú, mang nhiều dấu ấn đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua âm hưởng của dàn nhạc ngũ âm, các công trình sinh hoạt cộng đồng… Đặc biệt, đồng bào Khmer ở xã Trường Tây có điệu múa trống Chhay-dăm độc đáo, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.
Tri Tôn (tỉnh An Giang) là huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch (DL), với những nét độc đáo về văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh… Phát huy lợi thế đó, chính quyền địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng, loại hình, sản phẩm DL nhằm thu hút du khách. Qua đó, góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo cho cộng đồng dân cư.
Ngoài những quyền lợi chung của đoàn viên khi gia nhập vào tổ chức công đoàn, đối với công đoàn viên là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, Liên đoàn Lao động huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) còn quan tâm chăm lo để họ được thụ hưởng về vật chất, tinh thần trong các dịp lễ, Tết đặc thù của đồng bào.
Lễ Sene Dolta là nghi thức trang trọng nhất trong năm của người Khmer, có ý nghĩa tương tự như mùa Vu Lan báo hiếu của người Việt. Đến thăm các chùa Nam tông Khmer những ngày này, mới thấy được giá trị nhân văn của lễ Sene Dolta trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại An Giang.